Chăm học, chăm làm đó là đức tính tốt của con người. Người xưa nói : “Học là cập thân chi bản, là cập thế chi trân”; học là của báu của mình, là ngọc quý của đời.
Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta; trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đời nào cũng có những gia đình vẽ vang, dòng họ vinh hiển nhờ việc học mà tên tuổi của những người thành danh, dòng họ khoa bảng luôn gắn liền với sự hưng thịnh của đất nước.
“Học là học cho rộng, hỏi cho kỷ, nghỉ cho chín, bàn đến nơi, làm cho tới chốn”; Nhiều gia đình từ chỗ bạch đinh (tay trắng) hoặc bần hàn, cơ cực nhưng nhờ có chăm học, chăm làm mà thành danh, nêu gương sử sách.
Nhiều dòng họ ở nước ta đã không ngừng xây dựng nếp nhà hiếu học và trở thành nổi tiếng như: Họ Vũ Mộ Trạch (có giai đoạn đổi họ Vũ thành họ Đặng Vũ) nổi danh khoa bảng; họ Lê Cảnh, Cẩm Bình, Hải Dương bốn đời khoa bản lừng danh; dòng họ Ngô Thì ở làng tả Thanh Oai, Hà Nội nổi danh Ngô gia văn phái với nhiều bậc văn tài; nhân dân kinh thành Huế với câu truyền tụng: Nhất Thân, nhì Đặng, tam Hà” để nói lên truyền thống Thi thư, lễ nghĩa của ba dòng họ Thân, họ Đặng, họ Hà ở kinh thành Huế dưới thời nhà Nguyễn.

Minh kinh Bác học Đặng Nghiễm (1170-1236)

Từ những năm 1185, người con của Tộc Đặng là Đặng Nghiễm là ngôi sao sáng về sự học mở ra những ngôi sao sáng tri thức trên bầu trời Việt Nam, là một trong những người đặt nền móng cho đất học Thái Bình, vùng đất được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”. Gia tộc Đặng Nghiễm là tấm gương tiêu biểu về hiếu học. Các con ông là Đặng Tào, Đặng Diễn đều đỗ Tiến sỹ là điều lạ xưa nay hiếm. Con trai thứ 3, Đặng Ma La đỗ Thám hoa khi chưa đầy 13 tuổi như một Kỳ đồng. Cháu nội Đặng Hữu Điểm và chắt là Đặng như Lâm đều học sâu, đỗ cao được triều Trần trọng dụng. Có thể nói, gia tộc Đặng Nghiễm đã trở thành danh gia vọng tộc theo con đường nho học và hiển đạt từ khoa cử rất sớm. Vào cuối thế kỷ XII, đời vua Lý Cao Tông (1185), có một người con yêu tú của vùng đất Sơn Nam Hạ (tỉnh Thái Bình ngày nay) đỗ khoa thi đầu tiên chọn hiền sỹ của vương triều, khai khoa cho tộc học, đất học khi mới 15 tuổi. Đó là Đặng Nghiễm (có sách ghi là Đặng Nghiêm) một hiền thần lẫy lừng tên tuổi của Vương triều nhà Lý- triều đại coi việc học làm trọng, coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
 Đền thờ Đặng Nghiễm tại thành phố Thái Bình không chỉ là nơi hội tụ, cõi đi về của con cháu Đặng tộc, mà còn là điểm tựa, nơi tôn vinh sự học của nhân quần cả nước. Được biết, Đền thờ Đặng Nghiễm sẽ trở thành gia phả sống lưu danh các con cháu Đặng tộc Việt Nam thành đạt về học vấn và sự cống hiến cho Tổ quốc, để mãi mãi xứng đáng với câu đối truyền đời của Đặng tộc:
Hiển hách công danh hộ quốc tôn dân công hầu kế thế.
Quang minh chính khí khai cơ lập nghiệp thi lễ truyền gia
.

Người xưa đã từng nhận xét họ Đặng là “ Nam phương vượng tộc”, nghĩa là họ Đặng là một dòng họ thịnh vượng ở phương Nam. Quả là không sai. Ngày nay dòng dõi họ Đặng sinh sống ở hầu hết các vùng miền của Tổ quốc, nhưng đông đảo nhất vẫn là họ Đặng ở Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh,vvv … Nhưng sống ở đâu con cháu họ Đặng đều xứng danh với xã hội là người có học. Họ Đặng Việt Nam được vinh danh trong sử sách khởi nguồn cũng từ việc học. Với sự học, trên 500 con cháu các thế hệ họ Đặng Việt Nam đã trở thành các công thần, hiền thần, các nhà khoa học giúp các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn, vv … giữ yên bỡ cõi, mở mang thịnh trị đất nước
Với truyền thống hiếu học, dòng họ Đặng Việt Nam trở thành một trong những dòng họ khoa bảng bậc nhất của Việt Nam, với 63 người thuộc các thế hệ khác nhau đỗ đại khoa được lưu danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, trở thành tấm gương cho các thế hệ noi theo.
Sự học đã trở thành nếp sống, lối sống của dòng họ Đặng Việt Nam và đó cũng là dòng họ từng âm thầm dâng hiến trí tuệ kiến quốc, trải qua những biến cố thăng trầm của nhiều thời đại trong gần 10 thế kỷ phong kiến thịnh trị ở Việt Nam, đặt nền móng khai hóa văn minh cho dân tộc, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.