Xum họp gia đình là một trong những nét đẹp đặc sắc đời thường.
Xum họp gia đình đối với người Việt không chỉ đối với người sống mà còn bao gồm cả những người đã chết; trong gia đình còn có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu. Ngày xum họp nếu thiếu vắng một ai cũng được các thành viên trong gia đình nhắc đến.
Ngoài việc xum họp gia đình thường ngày trong những bữa ăn còn có những dịp như Lễ, Tết, Giỗ và tiết thanh minh (thường chạp mã, dịp thăm viếng mộ phần) là những dịp quan trọng để họ hàng xum họp; quan trọng đến mức: Bỏ thanh minh là mất họ; bỏ giỗ là mất anh em.
Gặp nhau trong dịp Lễ, Tết, Giỗ là dịp để con cháu hướng về cội nguồn, kính lễ tổ tiên, chúc phúc ông bà, cha mẹ; quan tâm chăm sóc trẻ nhỏ. Mỗi người vì hoàn cảnh mà bôn ba, bươn chải, đầu tắt, mặt tối, tìm kế sinh nhai hoặc vì mặc cảm, tự ti mà đôi khi ít chú trọng đến ý nghĩa của việc xum họp gia đình.
Thông qua xum họp gia đình, dòng họ mà gắn kết, hiểu nhau hơn đồng thời yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, nương tựa, che chở, chia sẻ lẫn nhau đó là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, dòng họ; hàn gắn thêm tình cốt nhục, tình ruột thịt như tay chân, như sẩy vai xuống cánh, sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì, anh thay cha là vậy.
Trong một nhà một họ mà không biết đùm bọc lẫn nhau thì khác gì là người dưng nước lã; tuy nhiên, với người khác dòng với nhau đã vẫn giữ được tình làng, nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau “Bầu ơi thương lấy bí cùng; tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” có những lúc bà con xa không bằng xóm giềng gần, “nước xa không cứu được lửa gần” chính vì thế mà vẫn còn giữ được cốt cách tinh thần đoàn kết dân tộc; Những người khác dòng đã là vậy thì đối với những người trong cùng dòng họ thì vì sao không thể, không đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những người có điều kiện.