Thiên hạ do nhiều nước hợp thành. Quốc gia dân tộc do nhiều nhà họp lại.
Nước ta có 54 dân tộc với 209 dọng họ; mỗi dòng họ lại có hàng trăm chi, phái nhánh sống rải rác, xen kẻ khắp mọi miền đất nước, một số ở nước ngoài.
Dòng họ là tổ chức của những người cùng huyết thống, cùng từ một ông tổ sinh ra, do không gian và thời gian thường tụ họp quanh một ngôi từ đường và sinh sống gần gủi trong môt làng xã, thời gian càng dài, chi nhánh càng phát triển, mở rộng nhiều vùng miền.
Theo Tân Việt: Họ là khái niệm gia đình mở rộng. Gia đình có ba đời chung sống là tam đại đồng đường, chín đời thành cửu tộc, tính từ:
Trên có CHA, MẸ là phụ mẫu
Trên cha mẹ là ÔNG BÀ tức TỔ PHỤ, TỔ MẪU
Trên ông bà là CỤ tức TẰNG TỔ
Trên cụ là KỴ tức CAO TỔ
Dưới mình là CON ( tức là Tử)
Dưới con là CHÁU (tức là Tôn)
Dưới cháu là CHẮT (là Tằng tôn)
Dưới chắt là CHÚT (là Huyền tôn).
Người mở đầu cho chi họ (dòng họ) là thủy tổ chi họ; các tổ xã gọi là viễn tổ.
Ngài Đặng Văn Cẩn khai sinh Họ Đặng Văn Non Nước là hậu duệ đời thứ 16 của Ngài Thượng thái Tiền thủy tổ Đặng Phúc Mãn, quê ở làng Mạc Xá (Lương Xá), huyện Chương Đức (Chương Mỹ), Hà Tây thuộc dòng Họ Đặng Việt Nam.
Họ Đặng ở Chúc Sơn, Chương Đức từng nổi tiếng thời Lê Trịnh với câu: họ Đinh đánh giặc, họ Đặng làm quan” phù hợp với câu ca dao phổ biến từ bao đời nay ở nơi phát tích:
” Bao giờ chợ Chúc hết người;
Vực Ninh hết nước Đặng này hết quan”
Như dòng chảy khi khuất non cao, khi ẩn trong rừng sâu, khi qua hang động, lúc hiện hình trên thảm cỏ xanh; dòng họ có lúc thịnh, lúc suy, có lúc được hiển vinh hay gặp thời mạc vận nhưng dòng họ Đặng Tộc Việt Nam vẫn mãi mãi trường tồn và phát triển qua hàng nghìn năm theo dòng biến thiên của lịch sử dân tộc.
Bình luận gần đây